GIAO DỊCH FOREX HIỆU QUẢ VỚI MÔ HÌNH CON BƯỚM
Butterfly pattern là một trong số những mô hình thuộc nhóm Harmonic pattern, được Bryce Gilmore tạo ra đầu tiên và sau này được phát triển hoàn chỉnh hơn bởi Scott Carney. Mô hình này có hình dạng giống chữ M hoặc W trên biểu đồ, tùy thuộc vào việc nó là mô hình Bullish hay Bearish Butterfly.To get more news about PTKT forex, you can visit wikifx.com official website.
Nguồn gốc của nó thì cũng xuất phát từ mô hình Harmonic nguyên thủy hay còn được gọi là mô hình Gartley nguyên thủy, do chính cha đẻ của Harmonic pattern tạo ra, Harold M. Gartley. Sau này, Scott Carney đã hoàn thiện nó hơn bằng cách đưa các tỷ lệ Fibonacci vào trong mô hình, và sau đó nó có tên Gartley hay Gartley 222. Sở dĩ có tên Gartley 222 là vì mô hình này được tìm thấy lần đầu tiên ở trang số 222 trong cuốn sách nổi tiếng của Harold M. Gartley, “Profits in the stock market”. Mô hình Con bướm cũng có hình dáng khá tương tự với Gartley 222 nên đôi khi người ta vẫn gọi nó với cái tên là Gartley Butterfly.
Một trong những ưu điểm của mô hình Con bướm vượt trội hơn so với mô hình Gartley là tạo ra các vị trí vào lệnh đẹp hơn, mua ở mức giá thấp hơn (điểm D thấp hơn X trong mô hình bullish) và bán ở mức giá cao hơn (điểm D cao hơn điểm X trong mô hình bearish).
Giống như các Harmonic pattern, mô hình Con bướm được áp dụng trên tất cả các loại tài sản và trên nhiều khung thời gian khác nhau.
2. Quy tắc của mô hình Butterfly
Để xác định một mô hình Butterfly, bạn sẽ cần xác nhận rằng sự các hành động giá phù hợp với các tỷ lệ Fibonacci.
· XA: Đoạn XA chỉ cần nhìn thấy rõ ràng là một đường thẳng, các đoạn sau sẽ dựa vào điểm XA.
· AB: Điều chỉnh 78.6% của đoạn XA.
· BC: Điều chỉnh 38.22% hoặc 88.6% của đoạn AB.
· CD: Nếu BC là điều chỉnh 38.2% của AB, thì CD sẽ là đoạn mở rộng 161.8% của BC. Nếu BC là điều chỉnh 88.6% của AB, thì CD sẽ là đoạn mở rộng 261.8% của BC.
Mô hình Bullish Butterfly bắt đầu bởi một sóng tăng giá XA, sau đó nhịp AB giảm giá điều chỉnh, nhịp BC tăng trở lại và cuối cùng nhịp CD giảm mạnh một lần nữa vượt quá đáy X. Với cách di chuyển này kết hợp với các tỷ lệ tương ứng với các mức Fibonacci theo quy tắc ở trên, thị trường kỳ vọng một nhịp tăng giá từ điểm D. Mô hình Bullish Butterfly có hình dạng khiến ta liên tưởng đến chữ M.
Với bước này, các bạn có thể quan sát chuyển động của giá, phóng to, thu nhỏ biểu đồ để phát hiện ra những hình dáng đặc biệt. Mô hình Con bướm bước đầu có hình dáng giống chữ M hoặc chữ W, các bạn tiến hành đánh dấu 5 điểm trên đồ thị. Nếu điểm C thấp hơn điểm A và điểm D thấp hơn điểm X (trường hợp chữ M) hoặc điểm C cao hơn điểm A và điểm D cao hơn điểm X (trường hợp chữ W) thì đây có thể là mô hình Butterfly pattern tiềm năng. Nhưng để xác định chắc chắn, các bạn cần tiến hành đo các tỷ lệ Fibonacci của mô hình.
• Bước 2: Đo lường các tỷ lệ Fibonacci của mô hình
Đầu tiên, các bạn dùng Fibonacci Retracement (FR) để đo mức thoái lui của đoạn AB so với XA. Nếu tỷ lệ là 0.786 hoặc xấp xỉ thì tiếp tục đo các tỷ lệ còn lại, nếu tỷ lệ này thấp hơn và rơi vào khoảng 0.382 – 0.618 thì mô hình có thể là Crab pattern (Con cua).
Tiếp đến, dùng FR để đo mức thoái lui của đoạn BC so với AB. Tỷ lệ này dao động trong khoảng từ 0.382 đến 0.886 là hợp lệ.
Sau đó, dùng FE để đo mức mở rộng của đoạn CD so với AB, tỷ lệ này phải rơi vào khoảng từ 1.618 – 2.618. Nếu BC thoái lui ở mức 0.382 thì CD ít nhất phải mở rộng ở mức 1.618 và nếu BC thoái lui đến mức 0.886 thì CD cũng phải mở rộng đến mức 2.618, nghĩa là tỷ lệ giữa 2 đoạn này phải tăng lên hoặc giảm theo tương ứng thì mô hình giá Con bướm sẽ chuẩn xác hơn.
Các bạn có thể hình dung là nếu BC thoái lui tại mức 0.382 so với AB mà CD mở rộng đến mức 2.618 so với AB thì lúc này, hình dáng Con bướm sẽ không còn cân xứng và kéo theo tỷ lệ thoái lui của D so với XA sẽ không còn nằm trong khoảng 1.27 – 1.618.
The Wall