CHỈ BÁO MACD VÀ NHỮNG KIẾN THỨC TRADER NÊN BIẾT
Đối với các
nhà đầu tư sử dụng trường phái phân tích kỹ thuật thì chỉ báo MACD là
một công cụ hữu hiệu và dễ sử dụng. Bài viết này là sẽ giới thiệu những
thông tin cơ bản nhất về chỉ báo MACD để bất kỳ trader nào cũng hiểu và
biết cách ứng dụng một cách hiệu quả vào giao dịch của mình.To get more
news about
chỉ báo MACD là gì, you can visit wikifx.com official website.
1. Chỉ số MACD là gì?
MACD
được viết tắt bởi 4 chữ Moving Average Convergence/Divergence (Đường
Trung Bình Động Hội Tụ Phân Kỳ), là một chỉ báo thuộc loại dao động được
các nhà giao dịch sử dụng rộng rãi trong phân tích kỹ thuật (TA). MACD
là một công cụ theo dõi xu hướng sử dụng các đường trung bình động để
xác định đà của một cổ phiếu, tiền mã hóa, hoặc một tài sản có thể giao
dịch khác.
Được phát triển bởi Gerald Appel vào cuối những năm
1970, chỉ báo Phân kỳ Hội tụ Trung bình Động theo dõi các sự kiện định
giá đã xảy ra, do vậy, chỉ báo này được xếp vào nhóm các chỉ báo muộn
(đưa ra các tín hiệu dựa trên hành động định giá hoặc dữ liệu giá đã xảy
ra trong quá khứ). Chỉ báo MACD có thể hữu ích để đo đà của thị trường
và các xu hướng giá có thể xảy ra, và nhiều nhà giao dịch sử dụng chỉ
báo này để phát hiện các điểm vào và điểm ra khỏi thị trường tiềm năng.
Đường
MACD (đường màu xanh hay còn gọi là đường nhanh) - giúp xác định đà
tăng hoặc giảm (xu hướng thị trường). Tính đường này bằng cách tính hiệu
của hai đường trung bình động hàm mũ (EMA).
• Đường tín hiệu
(signal line – đường màu cam) hay đường chậm - một EMA của đường MACD
(thường là EMA của 9 giai đoạn). Sử dụng kết hợp phân tích đường tín
hiệu với đường MACD có thể giúp phát hiện các điểm đảo ngược tiềm năng
hoặc các điểm vào và điểm ra thị trường.
Đường MACD được tạo
thành từ đường EMA12 và EMA26. Do đó, khi đường EMA12 cắt EMA26 thì
trong chỉ báo MACD ta sẽ nhận thấy lúc này đường MACD sẽ cắt đường Zero.
Nhìn hình bên dưới sẽ cho thấy một ví dụ về điểm giao cắt này.
Việc
áp dụng sự giao cắt giữa đường MACD và đường Zero thường cho tín hiệu
khá chậm. Thay vào đó, các trader thường sử dụng sự giao cắt của đường
MACD với đường Signal.
Biểu đồ Histogram chính là khoảng cách của
đường MACD và Signal. Khoảng cách giữa 2 đường này càng xa thì độ dài
của thanh Histogram càng dài, và ngược lại.
• Histogram hội tụ:
Khi histogram co rút lại, nghĩa là đường MACD có khuynh hướng tiến lại
gần signal. Điều này cảnh báo hướng đi của giá đang có dấu hiệu chậm lại
hoặc báo hiệu sự đảo chiều.
• Sự phân kì: Khi Histogram giãn
ra, chiều cao tăng lên (bao gồm cả chiều dương hoặc âm), đây là khi MACD
đang tách xa khỏi đường Signal, báo hiệu giá tăng nhanh, mạnh theo xu
hướng hiện tại.
• Tín hiệu mua: Khi Histogram nằm dưới đường Zero và có xu hướng hội tụ về đường Zero.
• Tín hiệu bán: Khi Histogram nằm trên đường Zero và có xu hướng hội tụ về đường Zero.
Tuy
nhiên, Histogram là tín hiệu đi sau giá, nên khi xác định tín hiệu giao
dịch, các trader cần kết hợp với hành động giá để xác định đỉnh/đáy để
có cơ hội giao dịch tốt hơn.
• Tín hiệu mua: Nối 2 đáy của MACD và 2
đáy của biểu đồ giá tạo thành 2 đường hội tụ. Đặc biệt, khi kết hợp với
tín hiệu đường MACD cắt Signal hướng lên.
• Tín hiệu bán: Khi
nối 2 đỉnh của MACD và 2 đỉnh của biểu đồ giá tạo thành 2 đường phân kỳ.
Đặc biệt, khi kết hợp với tín hiệu đường MACD cắt Signal hướng xuống.
4. Nhược điểm của tín hiệu MACD
Giống
như các chỉ báo kỹ thuật khác, chỉ báo MACD cũng có thể tạo ra các tín
hiệu sai. Ví dụ, một tín hiệu tăng giả sẽ là sự giao nhau trong xu hướng
tăng, theo sau là sự sụt giảm đột ngột của giá trên thị trường. Một tín
hiệu giảm giả sẽ là một tình huống mà có sự giao nhau trong xu hướng
giảm, nhưng giá đột ngột tăng lên. Một chiến lược giao dịch khôn ngoan
có thể áp dụng kết hợp nhiều chỉ báo khác nhau, sử dụng nhiều phương
pháp khác nhau để lọc ra các tín hiệu giả và xác nhận các tín hiệu thực.
The Wall