baotintax's blog

Kế toán đóng vai trò trong hệ thống công cụ quản lý của doanh nghiệp. Tuy nhiên vai tờ quan trọng của kế toán chỉ được phát huy khi doanh nghiệp tổ chức công tác công tác kế toán khoa học và hiệu quả. Nhằm mục đích nâng cao hiệu quả tổ chức công tác kế toán, doanh nghiệp cần đặc biệt chú ý đến một số nội dung như sau:


1. Tổ chức bộ máy kế toán


Hiện nay, việc tổ chức bộ máy kế toán trong doanh nghiệp có thể tiến hành theo một trong 3 hình thức như sau: tổ chức bộ máy kế toán tập trung; tổ chức bộ máy kế toán phân tán và tổ chức bộ máy kế toán hỗn hợp (vừa tập trung vừa phân tán). Thông thường, việc tổ chức bộ máy kế toán cần phải tuân thủ những nguyên tắc cơ bản sau đây: Phù hợp với yêu cầu và trình độ nghiệp vụ chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kế toán; gọn nhẹ, hợp lý, đúng năng lực và hiệu quả; phù hợp với những đặc điểm và  điều kiện tổ chức sản xuất kinh doanh, điều kiện hoạt động của doanh nghiệp trên cơ sở tổ chức phân cấp và phân công rõ ràng các nhiệm vụ cần thực hiện các phần hành kế toán cho từng cán bộ kế toán cụ thể đối với từng đơn vị.


=> Xem thêm: Kế toán thuế trọn gói TPHCM


2. Tổ chức hệ thống các chứng từ kế toán


Hiện nay, hệ thống chứng từ kế toán hiện hành do Bộ Tài chính quy định, doanh nghiệp có thể tự thiết kế chứng từ kế toán cho doanh nghiệp nhưng phải đảm bảo các yếu tố để thu nhận và cung cấp đầy đủ những thông tin kế toán. Đồng thời, biểu mẫu chứng từ kế toán cần phải phù hợp với đặc điểm của hoạt động kinh doanh, đảm bảo rõ ràng, minh bạch, dễ kiểm tra, kiểm soát. Cần xây dựng hệ thống chứng từ đơn giản, rõ ràng và phù hợp với quy định của chế độ kế toán, bên cạnh đó, các chỉ tiêu phản ánh trong chứng từ phải thể hiện được những yêu cầu quản lý nội bộ. Tất cả các chứng từ kế toán được lập từ trong đơn vị hay từ các đơn vị bên ngoài phải tập trung về phòng kế toán và chỉ sau khi kiểm tra xác minh tính pháp lý của các chứng từ này thì mới dùng vào việc ghi sổ kế toán.


=> Dành cho bạn: Nên thuê dịch vụ kế toán ở đâu?


3. Tổ chức hệ thống sổ kế toán


Doanh nghiệp phải căn cứ vào hệ thống kế toán do Bộ Tài chính ban hành, doanh nghiệp căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, tính chất kinh doanh, đặc điểm sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản lý để nghiên cứu tài khoản và lựa chọn các đối tượng kế toán phù hợp để hình thành một hệ thống kế toán hoàn chỉnh cho doanh nghiệp mình.


4.Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán


Việc kiểm tra và giám sát công tác tổ chức kế toán trong doanh nghiệp nhằm đảm bảo cho công tác kế toán trong các doanh nghiệp thực hiện tốt các yêu cầu nhiệm vụ, chức năng của mình trong công tác quản lý. Đây là việc làm thường xuyên và đòi hỏi tính bắt buộc tại doanh nghiệp nhằm mục đích đảm bảo công tác tổ chức kế toán được thực hiện đúng với quy định của pháp luật và gắn liền với công việc tổ chức hướng dẫn các cán bộ, nhân viên trong đơn vị hiểu và chấp hành chế độ vận hành quản lý kinh tế, tài chính nói chung và chế độ kế toán nói riêng.


=> Xem thêm: Dịch vụ kế toán


5. Lập và thực hiện phân tích báo cáo kế toán:


Nhà nước có quy định thống nhất đối với mặt nội dung, phương pháp, thời gian lập và gửi đối với các báo cáo kế toán định kỳ, đó là các báo cáo tài chính nhằm cung cấp thông tin cho các đối tượng quan tâm sử dụng thông tin kế toán với những mục đích khác nhau để đưa ra các quyết định phù hợp. Báo cáo tài chính của doanh nghiệp gồm: báo cáo tình hình tài chính; báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ; các thuyết minh báo cáo khác theo quy định của pháp luật. Ngoài báo cáo tài chính, hệ thống báo cáo kế toán của doanh nghiệp còn bao gồm các báo cáo kế toán quản trị, không mang tính chất bắt buộc, nhằm cung cấp thông tin phục vụ cho yêu cầu quản lý nội bộ đơn vị. Vì vậy, nội dung và hình thức trình bày, kỳ báo cáo được quy định tùy thuộc vào yêu cầu quản trị trong từng doanh nghiệp.


6. Tổ chức công tác kiểm tra kế toán:


Việc kiểm tra kế toán nhằm đảm bảo việc thực hiện đúng đắn các phương pháp kế toán, các chế độ kế toán hiện hành; tổ chức các công tác chỉ đạo công tác kế toán tại doanh nghiệp đảm bảo thực hiện đúng vai trò kế toán trong quản lý kinh tế, tài chính. Việc kiểm tra kế toán sẽ tăng cường tính đúng đắn, hợp lý, khác quan của thông tin kế toán được cung cấp.


7. Ứng dụng công nghệ xử lý thông tin vào công tác kế toán


Để ứng dụng tốt công nghệ thông tin vào trong công tác kế toán, doanh nghiệp cần tổ chức trang bị thiết bị, phương tiện kỹ thuật, kiến thức tin học cho bộ phận kế toán để kế toán viên có thể sử dụng thành thạo các thiết bị vàvận hành được các chương trình trên thiết bị từ đó phục vụ tốt cho công tác kế toán.


Việc tổ chức công tác kế toán tại doanh nghiệp cần phải gắn với việc tổ chức thực hiện các phương pháp kế toán, các nguyên tắc kế toán và chế độ kế toán hiện hành, tổ chức vận dụng hình thức kế toán hợp lý, chế độ kế toán, chuẩn mực kế toán, thông lệ kế toán và các phương tiện và kỹ thuật tính toán hiện có nhằm mục đích đảm bảo chất lượng của thông tin kế toán của đơn vị.

Archives